Sau khi nghe cuộc nói chuyện qua cánh cửa, người phụ nữ l ặ ng người và có nhiều suy nghĩ khác về các con.
H ứa H oàng là con trai duy nhất của vợ chồng chúng tôi. Ông xã qua đời sớm, tôi một mình nuôi con trai khôn lớn. May m ắn công việc đem lại mức thu nhập cao. Tôi không chỉ đủ chi phí trang trả i cuộc sống gia đình mà còn dư một khoản để gửi ti ết k iệm và mua được mảnh đất trước nhà làm của để dành.
Hứa Hoàng là cậu bé hiểu chuyện. Ngay từ khi còn nhỏ, con trai đã nỗ lực học tập để không phụ công mong mỏi của mẹ. Sau này khi đỗ vào đại học, con lên thành phố học rồi đ ịnh c ư, làm việc tại đấy luôn.
Khoảng 3 năm sau khi ra trường, con trai dẫn bạn gái về nhà ra mắt. Nhớ lại thời điểm Hứa Hoàng nhất quyết muốn cưới người bạn đời này và nhìn vào đủ thứ yêu cầu của thông gia, tôi không khỏi lắc đầu ngao ngán.
Ngay khi chưa kết hôn, con dâu đã giao kèo trong vòng 1 năm sau khi làm đám cưới, con trai tôi phải lo liệu mua được căn nhà không dưới 80m2 nằm ở khu vực trung tâm. Không dá m từ chối, con trai nhờ tôi hỗ trợ một phần. Vì cuộc hôn nhân của con, tôi gật đầu đồng ý.
Ở thời điểm đó, giá một căn nhà trên 80m2 thấp nhất là 1 triệu NDT (khoảng 3,5 tỷ đồng). Nghĩ đi nghĩ lại tôi chỉ có thể bán đi mảnh đất trước nhà mới đủ ti ề n để cho các con. Sau khoảng 2 tuần cân nhắc và tham khảo giá đất ở thời điểm đó, tôi quyết định sang nhượng. Do khu đất có vị trí đẹp nên chỉ sau 4 ngày rao bán đã có người mua.
Bán mảnh đất được khoảng 2 triệu NDT (khoảng 7 tỷ đồng), tôi dự tính cho các con 1,5 triệu NDT. Số tiền còn lại sẽ gửi tiết kiệm để phòng tuổi già.
Đúng dịp đó là sinh nhật con trai. Tôi được mời lên thành phố để dự tiệc. Theo kế hoạch, tôi sẽ mang khoản tiền này lên để trao cho các con luôn.
Tuy nhiên, khi đến trước cửa nhà con trai đang thuê, tôi vô tình nghe được cuộc trò chuyện của người trong nhà mà vô cùng đau lòng.
“Mẹ anh lương hưu lên đến 6.000 NDT mà mỗi tháng chỉ cho chúng ta được có 1.000 NDT. Số tiền đó thật ít ỏi không đủ để em đi làm đẹp”, cô con dâu nói.
Lập tức con trai ngăn cản và nói: “Dù mẹ có cho bao nhiêu thì chúng ta cũng nên trân trọng. Bởi việc đó hoàn toàn không phải trách nhiệm của mẹ. Vì thương con nên bà mới hỗ trợ như vậy. Chúng ta không nên bàn đến chuyện ít nhiều ở đây”.
Khi nghe thấy câu nói kia của con dâu, tôi cảm thấy khá buồn. Bởi tôi vẫn nghĩ rằng với khoản tiền đó các con sẽ vô cùng trân trọng nhưng thực tế con dâu lại chê ít. Song, tôi cũng có chút ấm lòng vì con trai có vẻ là người hiểu chuyện nên đã khuyên vợ nên biết hài lòng.
Tuy nhiên, lời nói sau đó của Hứa Hoàng mới thực sự khiến tôi hiểu rõ hơn về suy nghĩ của tụi nhỏ. Con trai tiếp tục nói với con dâu rằng: “Anh mới phát hiện mẹ đang chuẩn bị bán mảnh đất trước nhà. Mẹ chỉ có 2 vợ chồng mình nên sớm muộn số t iề n này sẽ thuộc về chúng ta thôi. Nên vợ đừng quá lo lắng”.
Con dâu chê khoản trợ cấp ít, tôi có thể thông cảm. Nhưng đến khi nghe những lời của con trai chỉ nhằm vào mảnh đất thì tôi khó có thể chấp nhận.
Ngay lúc đó, tôi rút lại ý định cho con tiền để mua nhà và cũng không tham dự sinh nhật ngày hôm đó. Tôi chủ động gọi điện thông báo với con trai về việc vắng mặt trong bữa tiệc do có việc đột xuất để các con nắm được tình hình.
Ở đầu dây bên kia, con trai đáp lại: “Không có mặt cũng không sao nhưng mẹ phải có quà cho con chứ”.
Nghe đến đây, tôi nhận ra rốt cuộc con trai và con dâu của mình chỉ là những đứa trẻ ham vật chất. Trở về nhà, tôi quyết định dùng số tiền định cho tụi nhỏ để gửi tiết kiệm và đi du lịch. Tôi cũng cắt luôn khoản trợ cấp 1.000 NDT trước đây.
Sau 1 năm thay đổi cách sống và nghĩ, tôi nhận ra, cuộc sống của các con vẫn diễn ra bình thường. Mới đây, tụi nhỏ còn khoe chuẩn bị đặt c ọ c để mua c ă n h ộ mới đúng với mong ước bấy lâu.