Đây là câu chuyện thật về cuộc sống của và bà Cao, 63 tuổi hiện đang nhận được nhiều sự chú ý trên các diễn đàn mạng xã hội.
Bà Cao từng nói thế này: Bà thà sống trong viện dưỡng lão một mình còn hơn chung nhà cùng các con. Khi có người hỏi bà vì sao lại có suy nghĩ thiếu tích cực như vậy. Bà đã đưa ra những lý do bàvừa thực tế vừa đau lòng.
Bà Cao cho biết, chồng bà m ất sớm, bà chỉ có một cô con gái. V ốn dĩ, đã từng có nhiều người ng ỏ l ời với bà nhưng bà đều từ ch ối để tập trung toàn tâm toàn ý nuôi dạy con gái nên người. Bà lo ngại rằng, nếu như đi thêm bước nữa sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của con.
Niềm hạnh phúc nhất trong cuộc đời bà Cao là có cô con gái bà ngoan ngoãn, hiểu chuyện, rất thông minh và năng động từ khi còn nhỏ. Kết quả học tập của con gái luôn thuộc loại tốt nhất, đó cũng là động lực cho bà phấn đấu lao động từng ngày. Dù bao nhiêu vất vả, cơ cực của người mẹ đơn thân cũng không khiến bà g ục ngã.
Khi tốt nghiệp cấp 3, con gái bà Cao có thành tích vượt trội và đạt điểm cao nhất. Ban đầu, bà muốn con gái học tại một trường đại học ở tỉnh gần nhà, nhưng vì cô ấy đặc biệt xuất sắc nên cuối cùng đã vào một trường lớn ở phía nam.
Trong thời gian học đại học, bà Cao đã bàn với con gái rằng nếu không có gì phát sinh thì sau khi học xong nhất định phải về tỉnh làm việc để mẹ con gần nhau hơn. Lúc đó, con gái không phản đối, nhưng khi tìm được việc làm thì đột nhiên thay đổi quyết định. Sau này bà mới biết, hóa ra lý do khiến cô chọn ở lại là muốn ở gần bạn trai.
Dù buồn nhưng bà Cao không thể bắt con gái chia tay chỉ vì muốn giữ cô ấy ở mãi bên cạnh, hơn nữa bây giờ đứa trẻ này đã lớn, nó cũng không nghe theo sự sắp xếp của bà.
Ba năm sau, con gái bà Cao kết hôn. Phía nhà trai do có điều kiện kinh tế nên đã mua tặng tụi nhỏ một căn nhà 3 phòng ngủ. Còn bà Cao vì tiền tiết kiệm có hạn, lại sống đơn thân nên chỉ có thể tặng con gái chiếc ô tô hạng trung làm của h ồi môn.
Đến khi con gái sinh con đầu lòng cũng là lúc bà Cao về hưu. Vì có lời nhờ cậy từ 2 vợ chồng con gái nên bà cũng dọn đến nhà con sống chung để tiện chăm sóc cháu ngoại. Đây là lần đầu tiên bà sống chung với con rể và thông gia nên bà luôn để ý mọi việc trước sau, lịch sự nhất có thể.
Có lần, con gái bà nói: “Mẹ thật khách s áo, chúng ta đều là người một nhà nên mẹ cứ sống thật thoải mái đi ạ”.
Nhưng bà liền giải thích: “Đúng là người một nhà nhưng dù sao vẫn có câu ‘dâu con rể khách’, chưa kể còn bố mẹ chồng con nữa, mẹ phải luôn ý tứ vì họ còn nhìn vào”.
Sự thật, không phải dâu con rể khách mà chính bà đã trở thành khách tại nhà con gái bà. Tất nhiên, nếu nghĩ theo lối suy nghĩ truyền thống thì cũng không có gì sai trái, chỉ là nghe có vẻ hơi khó chịu thôi.
Ban đầu, bà chỉ dự định chăm sóc con hết 3 tháng ở cữ rồi sẽ về quê. Nhưng người tính không bằng trời tính, bố mẹ chồng của con gái luôn muốn bà dọn về đây sống chung để giúp đỡ các con bởi họ vẫn còn bận việc kinh doanh nên không thể ở lại được.
Vậy là bất đắ c d ĩ, bà Cao đ ành phải chuyển hẳn đến nhà con gái sống. Thường ngày, vợ chồng con đi làm còn bà sẽ phụ trách trông cháu và làm việc nhà.
Bà Cao lựa chọn vào viện dưỡng lão sống và thấy mọi thứ thật nhẹ nhàng, thanh thản, ảnh minh họa
Ba bữa một ngày, dọn dẹp, g iặt giũ, ch u kỳ cứ lặp đi lặp lại. Thỉnh thoảng, ông bà thông gia sẽ tới thăm cháu. Nhìn chung, ngày tháng trôi qua cũng yên bình. Cho đến mấy tháng sau, trong một lần bố mẹ chồng cô ấy đến, bà Cao ngạc nhiên khi thấy họ mang theo 2 chiếc vali cùng rất nhiều đồ đạc khác. Họ nói rằng, nhà cũ cách quá xa nên không tiện gặp cháu mỗi ngày. Vì vậy, họ quyết định sẽ dọn về đây ở hẳn, dù sao nhà cũng có tới 3 phòng ngủ.
Có thể thấy, vì đây là nhà họ mua nên họ chẳng cần b àn b ạc với ai mà đã tự ý thích đến ở là ở. Trong khi đó, bà Cao phải nhìn mặt con rể mà sống, cố gắng chiều chuộng, giữ hòa khí trong gia đình để con gái không phải lo nghĩ.
Từ ngày đó, bà vẫn phải làm gần đó công việc nhưng nặng nh ọc hơn vì tăng số lượng người. Nhiều lúc, bà c ặm c ụi trong bếp nấu ăn, còn bà thông gia dẫn cháu đi mua sắm; khi bà đưa cháu đi học xong thì họ mới ngủ dậy, nhờ bà làm đồ ăn sáng,…Bà Cao thấy mình chẳng khác nào là osin trong nhà của con gái.
Sau một thời gian, bà nói với mọi người là cần về quê giải quyết chút việc riêng nhưng cố tình mang hết đồ đạc về. Bà xác định, sẽ không quay trở lại nữa. Con gái bà chỉ cần nhìn qua là hiểu, nên nước mắt lưng tròng. Bà biết nó thương bà, nhưng chẳng dám bênh mẹ trước gia đình chồng nên bấy lâu nay luôn nh ẫn nh ịn.
Giờ thấy bà đi, nó liền chuyển vào tài khoản của bà một số t i ề n và nhắn: “Mẹ hãy sống an nh àn nhé, con gái bất hiếu không bảo vệ được mẹ. Mẹ ơi con xin lỗi!”.
Đã mấy năm tr ôi qu a, vì quá chán cuộc sống độc thân và lo ngại tuổi về già nên bà đã dọn vào viện dưỡng lão sống. Từ đó, mỗi năm 2 lần, vợ chồng con gái và các cháu sẽ đến thăm bà, coi như một chuyến chơi xa.
Nhiều bạn bè xung quanh thấy đáng tiếc cho bà Cao, họ đều nói nếu không ở một mình được thì cứ đi thêm bước nữa. Nhưng bà chưa bao giờ có ý tưởng này nên luôn nói với họ rằng, bà đã độc lập hơn 20 năm, 20 năm nữa sẽ kết thúc.
Điều này nghe có vẻ hơi tiêu cực nhưng có đúng không? Cho dù bà có tìm được một người chồng thì liệu có thể hạnh phúc đi đến cuối cùng không?.
Một lần đi tập thể dục cùng những người bạn, có người hỏi bà vì sao không ở nhà con gái, chúng nó giàu vậy mà? Bà nói lý do rất đơn giản, đó không phải là nhà của bà.