Tháng 7 âm lịch nên làm gì trong Lễ Vu lan báo hiếu để để tăng phúc đức bản thân, gia đình, tổ tiên?

Tin Tức

Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những đại lễ quan trọng, được tổ chức vào rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo, là ngày tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu cha mẹ và tổ tiên.

Không ít người quan niệm tháng 7 âm lịch là “tháng c ô h ồ n”, gắn với những điều xui r ủi, từ đó sinh ra lo lắng.

Tháng Bảy Âm lịch có rất nhiều ý nghĩa to lớn và có một ngày lễ rất trọng đại: Rằm tháng Bảy, cũng là ngày lễ V u L A n báo hiếu. Nhưng dường như nhiều người còn chưa hiểu rõ điều đó để báo hiếu, s ống a n nhiên, tạo nên phúc đức, thay đổi chính mình mà lại  b ị á m ảnh bởi ý nghĩ đây là tháng c ô h ồ n.

Như vậy, điều ý nghĩa của tháng 7 chính là V u l a n, mùa hiếu hạnh, là dịp nhắc nhớ mỗi người hướng về ông bà tổ tiên, suy ng ẫm về hiếu đạo…

Ý nghĩa đại lễ Vu lan báo hiếu trong văn hóa người Việt

Ngày lễ Vu Lan là ngày lễ trọng đại trong văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo của người Việt Nam. Đây cũng là dịp để các Ph ậ t tử thể hiện lòng biết ơn và lòng từ bi bằng cách cúng dường, tổ chức các hoạt động thiện nguyện và truyền bá những giá trị tốt đẹp.

Trong ngày lễ Vu Lan, người ta thường đi viếng thăm các ngôi chùa, tu viện, nơi tiến hành các nghi lễ cúng dường và lễ trì tụng kinh Phật.

Trong ngày Lễ Vu lan mọi người hay thả đèn hoa đăng.

Vào ngày lễ Vu Lan, người ta còn tổ chức các nghi thức cúng dường như đốt hương, đặt trà, trái cây và thực phẩm trước bàn thờ tổ tiên, trước tượng Phật Thích Ca là một phần quan trọng trong ngày lễ. L ễ V u Lan gợi nhắc tới sự vô thường và luân hồi, kh uyến kh ích mọi người sống đạo đức và đoan trang trong cuộc sống hàng ngày.

Ngày lễ Vu Lan tôn vinh tình hiếu thảo và lòng biết ơn đối với cha mẹ, tổ t i ê n và những người đã qua đời. Theo quan điểm Phật giáo, Vu Lan báo hiếu là dịp để mọi người tưởng nhớ và báo hiếu đối với công ơn của cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và chăm sóc suốt đời.

Ngày lễ Vu Lan không chỉ có ý nghĩa tôn vinh tình cha mẹ, mà còn tạo ra một không gian để mọi người nhớ đến tình người, t ôn tr ọng và qua n tâm đến mọi người xung quanh.

Những việc nên làm trong ngày lễ Vu lan báo hiếu

Đi chùa cầu bình an, tham gia nghi lễ bông hồng cài áo, ăn chay,… là những việc nhiều người vẫn thường hay làm trong ngày này.

Đi chùa s á m h ố i, cầu bình an cho gia đình

Ngày lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ khi ngài chứng thần thông và biết rằng mẹ bị đọa vào ngạ qu ỷ luôn đói khát mà lại không thể ăn được  b ấ t cứ thứ gì vì khi miếng ăn đưa đến miệng sẽ bị đ ố t  ch á y do khi còn sống bà có tính tham lam….

Chính vì vậy, đây là dịp tốt để mọi người đi chùa sám hối, cầu an cho t ổ ti ê n, cha mẹ, gia đình, gắn k ết t ình c ảm giữa các thành viên trong gia đình thêm gầ  n g ũi, vừa là cách để tâm hồn bạn lắng lại giữa b ộn b ề cuộc sống và l an t ỏ a tình yêu thương, nhân ái đến mọi người nhiều hơn.

Tham gia nghi lễ bông hồng cài áo

Trong ngày lễ Vu Lan, tại các hội đoàn hay pháp hội thường thực hiện nghi lễ bông hồng cài áo. Đây là một nghi lễ đẹp và ý nghĩa, thể hiện lòng hiếu đạo. Bông hồng đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời và bông hồng trắng dành cho những người mà cha mẹ đã rời xa cõi trần thế.

Nghi lễ đầy nhân văn này nhắc nhở ta rằng hãy quý trọng thời gian tươi đẹp như bông hồng đỏ thơm ngát lúc ba mẹ còn bên cạnh để không phải hối tiếc khi Người rời xa ta, như bông hồng trắng buồn bã nơi ngực áo.

Chuẩn bị mâm cơm chay

Một mâm cơm chay với nhiều món ăn đa dạng để cùng cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức sẽ giúp gắn kết tình cảm gia đình cũng như giúp cho ngày Vu Lan thêm đặc biệt ý nghĩa.

Các thành viên trong nhà có thể cùng nhau chuẩn bị nguyên liệu sạch, bày biện mâm cơm cúng nhằm thể hiện sự thành tâm hướng đến ông bà tổ tiên.

Ăn chay có nhiều lợi ích cho  sức khỏe, bổ sung protein, tốt cho tim mạch, cả thiện chất lượng giấc ngủ…

Một số món ăn được gợi ý để các bà nội trợ có thể chuẩn bị cho mâm cơm chay như nấm xào, rau cải chíp xào nấm hương, chả chay sốt cà chua, đậu phụ, tàu hũ…

Tặng quà cho cha mẹ

Mùa Vu Lan báo hiếu cũng là thời điểm để người con thể hiện sự yêu thương, biết ơn đối với người thân trong gia đình. Vì vậy, mọi người nên lựa chọn, dành tặng những món quà thật ý nghĩa cho ông bà, cha mẹ.

Bạn có thể tham khảo những thực phẩm chức năng, quần áo giữ ấm, đồ lưu niệm hoặc chụp một bộ ảnh gia đình.

Trước sự quan tâm của con cái và các cháu, đặc biệt khi nhận được món quà phù hợp với sở thích, đúng nhu cầu sẽ khiến ông bà hay cha mẹ cảm thấy hạnh phúc bởi những tình cảm mà các thành viên dành cho nhau.

Ăn chay cùng bố mẹ

Lễ Vu Lan thường diễn ra vào tiết trời thu, thời tiết se lạnh và mưa ngâu lất phất, sẽ thật thú vị nếu trong thời tiết này dẫn cùng cha mẹ đến những quán chay thanh tịnh, thưởng thức hương vị chay thơm ngon trong không gian ấm cúng.

Nếu có thể, hãy cùng cha mẹ chuẩn bị những mâm chay đơn giản để bày tỏ lòng thành, cũng như tình cảm của mình với cha mẹ.

Cả nhà cùng quây quần bên nhau thưởng thức những món chay trong khung cảnh ấm cúng, tận hưởng những giây phút bình yên cùng gia đình trong mùa Vu Lan và gửi đến cha mẹ những lời cảm ơn chân thành nhất từ trái tim.

Hiếu kính với cha mẹ

Nhiều người trẻ ngày nay mải lo cho cuộc sống riêng mà quên đi việc phụng dưỡng cha mẹ.

Khi còn nhỏ ở với cha mẹ, lớn lên lo ăn học, đến khi ra trường lại lập gia đình sớm và lo cho gia đình mình, cha mẹ vì thế ít có cơ hội được phụng dưỡng. Đến khi biết làm cha mẹ, muốn báo hiếu thì cha mẹ qua đời.

Vậy nên, con cái cần bày tỏ những lời thương yêu chân thành, truyền tải sự thương kính cha mẹ bất cứ khi nào qua lời nói dịu dàng, chăm sóc, quan tâm đến cha mẹ mỗi ngày.

Thăm viếng mộ tổ tiên

Ngày lễ Vu Lan là ngày để tri ân, kính nhớ tổ tiên, hướng về nguồn cội. Vì vậy, nhiều người thường thăm viếng, chăm sóc phần mộ ông bà tổ tiên và những người đã khuất vào ngày này để bày tỏ lòng tưởng nhớ của mình.

Qua đó, đem những việc tốt trong năm để dâng lên ông bà, cầu nguyện cho gia đình được bình an cũng như điểm lại những việc chưa tốt để khắc phục sửa chữa trong thời gian sắp đến.

Làm nhiều việc thiện

Giúp đỡ người khác trong lòng bạn sẽ luôn cảm thấy vui tươi bất kể việc có ai đó công nhận điều đó hay không. Tâm trạng tốt lên sẽ xua tan được ưu phiền, giữ được tâm sáng, mang lại bình an…

Tránh sát sinh

Dân gian Việt Nam quan niệm rằng, việc sát sinh vào tháng 7 âm lịch sẽ khiến các thành viên trong gia đình gặp nhiều điều không may như đau ốm, làm ăn thất bại hay ảnh hưởng hạnh phúc gia đình. Do đó, vào ngày lễ Vu Lan, thay vì sát sinh, bạn nên phóng sinh, ăn chay và làm việc thiện để tích đức cho bản thân và gia đình.

Tránh làm điều xấu

Trong ngày lễ Vu Lan, bạn nên tránh làm điều xấu vì theo Đạo Phật, ai làm nhiều việc xấu sẽ phải nhận quả báo. Vào ngày này, bạn cũng không nên cãi cọ, gây gổ hay đánh nhau với người khác. Đặc biệt, hãy nhớ làm nhiều việc thiện, giúp đỡ người khác, và thành tâm cầu nguyện cho gia đình được khỏe mạnh, bình an.

Chuyện về Đại hiếu Mục Kiền Liên

Ngài Mục Kiền Liên là một trong mười đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài được coi là đệ nhất thần thông. Chính vì thế nên sau khi đắc đạo, nhớ tới mẹ là bà Thanh Đề, ngài đã vận dụng thần thông để tìm mẹ.

Ngài thấy mẹ nơi biên địa của địa ngục, trả nợ cho những việc ác xưa kia bà đã làm ở trên trần. Nhìn bà Thanh Đề thân hình biến dạng, đói khát và đớn đau, Mục Kiền Liên rất buồn rầu và thương mẹ. Muốn làm chút gì cho mẹ đỡ khổ đau, ngài hóa phép mang tới cho bà bát cơm.

Hình ảnh Đại hiếu Mục Kiền Liên dâng cơm cho mẹ.

Thấy cơm, bà Thanh Đề vội vàng đỡ lấy. Một tay bà che đậy để những chúng sinh khác trong địa ngục không nhìn thấy, một tay bà vội vàng bốc cơm đút miệng. Thương thay, cơm chưa tới mồm đã thành lửa nóng.

Cầm lòng chẳng đậu, Mục Kiền Liên bay về gặp Đức Phật giãi bày cảnh khổ và xin chỉ cách cứu mẹ. Cảm thông với tấm lòng thiết tha của người con, Đức Phật dạy cho Mục Kiền Liên pháp Vu lan bồn.

Phật dạy: “Ngày rằm tháng Bảy là ngày sau 3 tháng đóng cửa tu luyện, cùng nhau kiểm điểm, chư tăng gột rửa được những lỗi lầm, đạo lực tăng lên đáng kể. Nếu chuẩn bị được vật thực, mời chư tăng cùng nhau cúng dường thì mẹ ngươi mới có cơ duyên thoát ngục”.

Y theo lời dạy của Đức Phật, Mục Kiền Liên chuẩn bị các đồ cúng lễ, lòng thành cung kính mời chư tăng cùng giúp đỡ mình. Chư tăng hoan hỉ với lòng hiếu đễ của ngài nên tụ về rất đông. Họ đồng thanh tụng kinh, những lời thần diệu thấu đến tận địa ngục. Bà Thanh Đề cũng cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo của con trai. Với sức mạnh của chư tăng và sự hối hận, quyết tâm tự thay đổi của mình, bà Thanh Đề đã thoát khỏi địa ngục và lên được cõi trời.

Mong muốn nhiều người con hiếu thảo khác cũng cứu được cha mẹ, gia tiên như mình, Mục Kiền Liên xin Đức Phật cho phổ biến pháp Vu lan bồn. Đức Phật hoan hỉ bằng lòng. Chuyện được ghi lại trong kinh Phật thuyết kinh Vu lan bồn.

Nhân dịp này Đức Phật cũng thuyết giảng một bộ kinh nữa là kinh Báo đáp công ơn cha mẹ, kể rõ công ơn của đấng sinh thành, tội bất hiếu của con cái, việc trừng trị những đứa con bất hiếu. Hơn thế nữa, Phật còn chỉ cho những người con cách báo đáp công ơn cha mẹ.

Báo hiếu cả đời chưa đủ

Hiếu thảo vốn là truyền thống lâu đời của người Việt Nam, lại được củng cố bằng niềm tin Phật giáo và sau này là Nho giáo, do đó lễ rằm tháng Bảy ngày càng được phát triển rộng rãi và lưu truyền cho tới tận ngày nay.

Trong Phật giáo, Vu lan thắng hội là một trong trong 2 ngày lễ chính bên cạnh lễ Phật đản. Trong lễ Vu lan, mọi người – kể cả những người không theo đạo Phật – đều có những hình thức tưởng nhớ cha mẹ, ông bà, và hơn nữa là công ơn thầy dạy, công ơn quốc gia cũng như công ơn của tất cả chúng sinh.

Như vậy, ý nghĩa đầu tiên và rất dễ nhận thấy của ngày Rằm tháng Bảy, của tháng Bảy âm lịch và cả cuộc đời mỗi con người qua câu chuyện của Đại hiếu Mục Kiền Liên, kinh Vu lan bồn, kinh Báo đáp công ơn cha mẹ và rất nhiều bản kinh khác là: Tháng Bảy âm lịch là dịp con cháu thể hiện tình hiếu thảo với cha mẹ còn sống hay đã mất, với gia tiên chứ không phải là ngày cúng cô hồn, tháng cô hồn như một số người lầm tưởng.

Phương Tây có một ngày của Mẹ, một ngày của Cha, còn chúng ta có cả tháng Bảy để tập trung thể hiện tấm lòng của con cái đối với mẹ cha. Đó là nét văn hóa đáng tự hào và trân trọng mà các thế hệ cần ghi nhớ, phát huy.

Và hơn nữa, với truyền thống hiếu đạo thì cả đời này chúng ta báo hiếu mẹ cha cũng còn chưa đủ. Hãy nghe lời Đức Phật dạy trong kinh Tăng Chi: “Này các tỳ kheo, có hai hạng người mà ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Đó là mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, làm như vậy suốt một trăm năm cho đến khi cha mẹ trăm tuổi cũng chưa làm đủ để trả ơn cho mẹ và cha. Nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội và dù tại đấy, mẹ cha có đại tiện, tiểu tiện, dù như vậy, này các tỳ kheo, cũng chưa làm đủ để trả ơn mẹ và cha…”.

*Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.